GIẤY PHÉP FMA LÀ GÌ? TOP 05 SÀN FOREX UY TÍN SỞ HỮU GIẤY PHÉP FMA
FMA viết tắt của Financial Markets Authority – Cơ quan Thị trường Tài chính New Zealand, là một cơ quan chính phủ thực thi luật chứng khoán, báo cáo tài chính và luật doanh nghiệp áp dụng cho các dịch vụ tài chính và thị trường chứng khoán tại New Zealand.To get more news about
giấy phép FMA là gì, you can visit wikifx.com official website.
FMA được thành lập ngày 01 tháng 05 năm 2011, chịu trách nhiệm cấp phép, quản lý, giải quyết tranh chấp, đảm bảo sự tăng trưởng và tính toàn vẹn của thị trường vốn; bảo vệ nhà đầu tư và kiểm soát thị trường. Nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính công bằng, hiệu quả và minh bạch. FMA cũng quy định các sàn giao dịch chứng khoán, cố vấn tài chính, môi giới, kiểm toán viên, ủy thác và nhà phát hành (bao gồm cả nhà phát hành và kế hoạch lương hưu của KiwiSaver).
Hiện nay, FMA là cơ quan quản lý tất cả các sàn môi giới Forex uy tín tại New Zealand.FMA và Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cùng giám sát hệ thống thanh toán được chỉ định của New Zealand. FMA là thành viên của Ủy ban điều tiết tài chính New Zealand, Kho bạc New Zealand và Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm và là thành viên của IOSCO - Tổ chức Quốc tế về Ủy ban Chứng khoán.
FMA quản lý các sàn Forex ra sao?
FMA có toàn quyền kiểm soát các sàn môi giới sở hữu giấy phép này và có quyền cấp giấy phép, thu hồi giấy phép, phạt và thậm chí đình chỉ giấy phép tạm thời hoặc vĩnh viễn các sàn vi phạm quy định.
Tất cả các sàn môi giới do FMA quản lý phải cung cấp báo cáo tài chính rõ ràng của họ thông qua các báo cáo kiểm toán thường xuyên và phải cập nhật cho FMA về tất cả các giao dịch tài chính, cả trong nước cũng như quốc tế. Thiếu lý do chính đáng cho bất kỳ sai phạm tài chính nào sẽ dẫn đến tiền phạt nặng cùng với việc hủy bỏ giấy phép FMA và FMA có quyền chủ động khởi kiện một công ty.
Nhà đầu tư có thể liên hệ FMA khi phát hiện hành vi gian lận của các công ty tài chính hoặc nhà đầu tư có bất kỳ khiếu nại nào đối với các công ty được quản lý và các nhà giao dịch có thể gửi khiếu nại của họ thông qua email, fax, biểu mẫu liên hệ trên web hoặc thông qua số đường dây trợ giúp.
FMA tổ chức các cuộc khảo sát định kỳ để có được ý tưởng trực tiếp về việc các công ty có tuân thủ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt do FMA thực thi hay không. Lạm dụng hoặc lừa đảo người tiêu dùng bị xử lý nghiêm khắc, vì những vi phạm thậm chí nhỏ hơn cũng bị phạt đáng kể và tạm thời bị đình chỉ giấy phép.
FMA cấp phép sàn Forex như thế nào?
Đối với thị trường Forex, để được cấp giấy phép FMA, sàn Forex (Broker) cần phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau đây:
Sàn Forex phải đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đủ để vận hành mô hình kinh doanh thể hiện rõ trong đơn xin giấy phép (phải duy trì vốn hoạt động tối thiểu là 1 triệu đô-la)
Sàn Forex phải cung cấp đầy đủ thông tin để vận hành kinh doanh cần thể hiện rõ trong đơn xin giấy phép bao gồm hướng dẫn cung cấp dịch vụ, chính sách chống rửa tiền (AMLP) và ngăn chặn tài trợ khủng bố, xác định và phân loại chính sách khách hàng của công ty.
Sàn Forex buộc phải có văn phòng hoạt động tại New Zealand
Sàn Forex phải có ít nhất 1 cổ đông là người New Zealand, và 1 giám đốc phải có kinh nghiệm tài chính chuyên sâu và vững chắc
Sàn Forex phải tách biệt tài khoản của khách hàng với hoạt động kinh doanh của công ty
Sàn Forex cần đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ bắt buộc của một thành viên do FMA quy định
FMA lại không áp đặt bất kỳ một hạn chế nào về tỷ lệ đòn bẩy tối đa được cung cấp cho khách hàng như những cơ quan quản lý tại Anh, hay châu Âu, Mỹ. Vì vậy, nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của sàn Forex (Broker) được cấp phép bởi FMA sẽ giao dịch với đòn bẩy lên đến 1:1000.